Trước khi tủ lạnh xuất hiện, con người phải dùng đến các chất bảo quản thực phẩm nhằm duy trì độ tươi ngon và tránh tình trạng thực phẩm bị hư hỏng. Thế nhưng, sử dụng các chất độc bảo quản cũng đồng nghĩa với “tiêm” một lượng hóa chất vào người và gây hại đến sức khỏe.
Vì thế, tủ lạnh ra đời được ví như một phương pháp cứu cánh cho những thực phẩm tươi sống, và có đóng góp quan trọng trong các ngành thực phẩm, dịch vụ nhà hàng ăn uống. Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh không chỉ duy trì độ tươi ngon mà còn bảo vệ sức khỏe hơn so với phương pháp truyền thống trước đây.
Ngăn đá là nơi có nhiệt độ thấp nhất trong tủ lạnh. Ngoài khả năng làm đá và bảo quản kem, khu vực này phù hợp để lưu trữ các loại thực phẩm tươi sống mà bạn muốn để dài ngày. Tuy nhiên, bạn cũng cần nhớ rằng, khi bảo quản thực phẩm trong ngăn đông, bạn chỉ nên bảo quản tối đa 3 tháng để không làm mất giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
Các loại thực phẩm trước khi được đem đi bảo quản cần đảm bảo sạch sẽ và đựng trong túi bóng hoặc hộp nhựa đựng thực phẩm. Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh này sẽ giúp thức ăn không bị lẫn mùi của các loại thực phẩm khác và tránh việc chúng có thể tác động lẫn nhau.
Ngăn mát là không gian thích hợp để cất giữ trái cây, rau củ và thức ăn đã nấu chín. Đồng thời, các loại thực phẩm này đều phải được giữ trong túi nilon hoặc hộp đựng thực phẩm trước khi được đưa vào tủ lạnh. Hoặc tốt nhất là đựng trong hộp thủy tinh đựng thức ăn vừa đẹp mắt vừa tránh các chất độc hại sản sinh khi hâm nóng bằng lò vi sóng.
Đối với trái cây và rau củ, bạn nên rửa sạch và để ráo nước trước khi cho vào tủ lạnh nhằm đảm bảo vệ sinh và kéo dài thời gian bảo quản. Riêng với cách bảo quản bơ đã được cắt ra, bạn nên quét nước cốt chanh qua bề mặt cắt rồi bọc lại với màng bọc thực phẩm sẽ tránh bị thâm đen.
Bạn có thể áp dụng phân loại thực phẩm theo những cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh sau đây:
Cánh cửa là bộ phận hoạt động nhiều nhất của tủ lạnh, và nơi đây là vị trí ít được làm lạnh nhất. Vì thế, bạn có thể chọn cánh cửa tủ lạnh để bảo quản đồ khô và các loại gia vị khác. Ở kệ dưới cùng của cánh cửa luôn được thiết kế chắc chắn và chịu lực nhiều hơn, vậy nên bạn có thể bỏ các sản phẩm nặng hơn hoặc chai nước ở đây.
Đây là vị trí nằm gần bộ phận tỏa nhiệt của tủ lạnh nhất. Do đó, ngăn trên cùng sẽ giữ được thức ăn thừa, đồ uống hoặc các thực phẩm ăn liền trong khoảng thời gian lâu hơn mà vẫn đảm bảo hương vị của món ăn sau khi tái chế biến.
Tại đây, bạn có thể bảo quản trứng, sữa, trái cây và nhiều loại thực phẩm đã được phân loại bằng bọc nilon hoặc hộp đựng thực phẩm.
Mách nhỏ, khi lấy thịt cá trên ngăn đông ra, bạn không nên bỏ bên ngoài trong thời gian rã đông để tránh vi khuẩn hay ruồi nhặng bám vào. Bạn hãy đưa thịt cá xuống ngăn mát để chúng rã đông từ từ. Lưu ý hãy bọc thật nhiều lớp bao ni lông để hạn chế việc mùi tanh lây lan và bạn phải tốn nhiều công sức khử mùi tanh cá.
Hộc tủ có khả năng làm lạnh và giữ ẩm cao, giúp bảo quản rau củ và trái cây được tươi lâu hơn. Tuy nhiên, bạn không nên giữ rau xanh quá lâu vì chúng có nguy cơ bị úng và mềm nhũn chỉ trong thời gian ngắn. Rau xanh ăn tươi sẽ ngon hơn bạn nhé!
Trên đây là cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh mà Cleanipedia muốn gửi đến bạn. Bên cạnh đó, đừng quên là mỗi loại thực phẩm sẽ có thời gian lưu trữ khác nhau nên bạn hãy cân nhắc việc chọn mua thực phẩm ở mỗi lần mua sắm để không làm món ăn bị mất ngon đi nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!